Omegle

Sinh viên ĐH Thanh Hoa, ngôi trường hàng đầu Trung Quốc, dự lễ khai giảng hồi tháng 8TSINGHUA UNIVER pod xlim

【pod xlim】Sinh viên 'vượt rào' dùng ChatGPT viết luận, Trung Quốc dự kiến thu hồi bằng

Sinh viên 'vượt rào' dùng ChatGPT viết luận,ênvượtràodùngChatGPTviếtluậnTrungQuốcdựkiếnthuhồibằ<strong>pod xlim</strong> Trung Quốc dự kiến thu hồi bằng - Ảnh 1.

Sinh viên ĐH Thanh Hoa, ngôi trường hàng đầu Trung Quốc, dự lễ khai giảng hồi tháng 8

TSINGHUA UNIVERSITY

Sẽ cấm các AI như ChatGPT

Dù ChatGPT không chính thức khả dụng tại Trung Quốc nhưng nhiều người học nước này đã dùng một số thủ thuật "vượt rào" để sử dụng, hoặc tìm đến những công cụ AI tạo sinh (tạo ra nội dung mới từ dữ liệu hiện có theo yêu cầu của người dùng-PV) dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn tương tự ChatGPT để được hỗ trợ viết luận văn.

Trước thực tế này, Trung Quốc đang xem xét dự luật mới cho phép trường ĐH thu hồi bằng nếu phát hiện sinh viên dùng các công cụ AI như ChatGPT để làm luận văn. Nếu được thông qua, đây sẽ là bộ luật đầu tiên của Trung Quốc nhắm việc dùng chatbot (ứng dụng tương tác trực tuyến với người dùng) trong giáo dục, kể từ khi các quy định hiện hành về bằng cấp học thuật được công bố từ năm 1980.

Cụ thể, dự luật quy định nhà trường thu hồi bằng cấp nếu sinh viên bị phát hiện gian lận trong bài luận văn hoặc dự án thực hành, bao gồm: đạo văn, giả mạo giấy tờ, giả mạo dữ liệu, nhờ AI viết thay (AI ghostwriting) và các hành vi học thuật sai trái khác. "Nếu xảy ra các trường hợp này, ủy ban đánh giá bằng cấp của trường ĐH sẽ có trách nhiệm đưa ra quyết định về vấn đề này", dự thảo nêu.

Trả lời phỏng vấn tạp chí Times Higher Education, tiến sĩ Lưu Đức Lượng, giáo sư tại Trường Luật, ĐH Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc), nhận xét, dự luật mới đã nhấn mạnh những thách thức do AI đem đến cho lĩnh vực giáo dục ĐH. Ông Lượng cũng lưu ý những quy định hiện hành của Trung Quốc đã đề cập đến các hình thức viết thuê khác, nên "điểm sáng" của dự luật mới là bổ sung tình huống dùng AI để gian lận học thuật.

Sinh viên 'vượt rào' dùng ChatGPT viết luận, Trung Quốc dự kiến thu hồi bằng - Ảnh 2.

Các công cụ AI như ChatGPT vẫn đang là chủ đề "nóng" trong giới học thuật về việc có nên sử dụng hay không

PEXELS

Kể từ khi ChatGPT ra mắt hồi cuối năm 2022, các học giả đã liên tục thảo luận về việc thay đổi cách kiểm tra để hạn chế rủi ro sinh viên nhờ chatbot viết thay. Trong khi đó, các hãng công nghệ chạy đua ra mắt ứng dụng có thể phát hiện nội dung do AI tạo ra. Tuy nhiên, các giải pháp đối phó đã được chứng minh là dễ thất bại. Một số học giả tin rằng việc ứng dụng AI trong học tập có thể kích thích sự đổi mới.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao xác định điểm khác biệt giữa nhờ "AI hỗ trợ" và "nhờ AI viết thay" trong bài luận. Đây là một trong những thách thức đối với ủy ban đánh giá bằng cấp và các công nghệ phát hiện đạo văn, tiến sĩ Lượng nêu quan điểm.

Nếu dự luật được thông qua, ông Lượng cho biết trong tương lai có thể diễn ra một số chủ đề thảo luận mới, chẳng hạn các ĐH có thể áp dụng lẫn cải tiến công nghệ phát hiện AI, xem xét lại bản chất các nhiệm vụ nghiên cứu (như phần tổng quan nghiên cứu, hoạt động có thể nhờ AI hỗ trợ, có nên được phân biệt với phần viết luận?), hay việc đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho sinh viên khi nào có thể dùng AI.

Nhiều quốc gia chung động thái

Không chỉ riêng Trung Quốc, hồi tháng 4, Ý đã ra lệnh cấm ChatGPT. Ý được cho là quốc gia phương Tây đầu tiên thực hiện lệnh cấm ở quy mô toàn quốc vì lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu cũng như việc rò rỉ thông tin khi sử dụng công cụ AI này.

Đài CNBCdẫn lại tuyên bố từ Cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu của Ý cho biết công ty OpenAI, đứng sau ChatGPT, không có cơ sở pháp lý để biện minh cho việc "thu thập và lưu trữ hàng loạt dữ liệu cá nhân nhằm mục đích 'đào tạo' các thuật toán vận hành nền tảng". Hơn nữa, ChatGPT đã không giới hạn độ tuổi người dùng và có khả năng cung cấp thông tin sai sự thật.

Sinh viên 'vượt rào' dùng ChatGPT viết luận, Trung Quốc dự kiến thu hồi bằng - Ảnh 3.

Ngoài Ý, nhiều trường học tại Anh, Mỹ, Nhật Bản... cũng cấm dùng các AI như ChatGPT

UNIVERSITY OF SOUTHAMPTON

Ngoài ra, ở quy mô trường học, nhiều cơ sở giáo dục từ phổ thông đến ĐH tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản... cũng không cho phép học sinh, sinh viên dùng công cụ AI như ChatGPT.

Tại Nhật Bản, ĐH Sophia đã cấm sinh viên dùng văn bản, mã nguồn chương trình hay kết quả tính toán do ChatGPT và các chatbot AI khác tạo ra để làm những bài tập như tiểu luận, báo cáo và luận văn. Còn ĐH Tokyo khuyến cáo bài tập phải do chính sinh viên thực hiện chứ không thể nhờ AI làm hoàn toàn, đồng thời cảnh báo giảng viên rằng kết quả nghiên cứu chưa công bố hay đề thi tuyển sinh có thể bị rò rỉ nếu dùng ChatGPT, tờ The Independentdẫn lại thông báo của trường này cho hay.

Trong khi đó, 1/3 trường ĐH thuộc nhóm Russell tại Anh, trong đó có những cái tên hàng đầu thế giới như ĐH Oxford và ĐH Cambridge, đã cấm sinh viên dùng chatbot AI trong các bài luận tính điểm. Hàng chục trường ĐH khác trên khắp nước Anh, gồm Durham, Liverpool và Northampton, cũng xem xét lại các quy định chống đạo văn trước sự bùng nổ của ChatGPT.

Ở Mỹ, các trường công lập ở TP.New York đã ban hành lệnh cấm học sinh, giáo viên dùng ChatGPT hồi tháng 1 vì lo ngại gây ra những tác động tiêu cực đến việc học tập. "Dù ChatGPT có thể nhanh chóng đưa ra phản hồi cho các câu hỏi của người dùng, nhưng nó không giúp ích cho việc xây dựng kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề", bà Jenna Lyle, Phó thư ký báo chí của Sở Giáo dục TP.New York, cho biết trong một tuyên bố được đài CNNdẫn lại.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap